top of page
Ảnh của tác giảThiết Bị Y tế Hải Minh

MÁY PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SAU MỔ BÀN TAY ĐỨT GÂN

Phục hồi chức năng tay sau phẫu thuật là quá trình cần thiết để người bệnh lấy lại khả năng vận động bàn tay đồng thời thúc đẩy liền vết thương ở gân tay được phẫu thuật. Trong quá trình này, việc sử dụng máy phục hồi chức năng sau mổ bàn tay sẽ đảm bảo độ an toàn và hiệu quả đồng thời đẩy nhanh thời gian hồi phục. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi điểm qua những thiết bị phục hồi tốt nhất sau mổ bàn tay đứt gân..


Quá trình phục hồi chức năng sau mổ đứt gân bàn tay


Thanh nẹp bàn tay bằng nhựa dẻo là dụng cụ không thể thiếu của người bệnh sau mổ đứt gân bàn tay. Dụng cụ này giúp các gân được nối liền sau phẫu thuật không bị kéo căng quá mức. Việc đeo nẹp cần được tiến hành liên tục trong 3 – 6 tuần sau phẫu thuật, ngay cả khi bệnh nhân đang tập với máy phục hồi chức năng sau mổ bàn tay. Lưu ý luôn giữ thanh nẹp khô ráo, khi tắm nên bọc bằng túi nilon.


Quá trình phục hồi chức năng sau mổ bàn tay được thực hiện ngay sau phẫu thuật, kéo dài đến 3 tháng. Trong quá trình này, người bệnh được hướng dẫn các bài tập cũng như làm quen với các thiết bị phục hồi chức năng sau mổ bàn tay khác nhau. Hoạt động này sẽ ngăn chặn các gân đã khâu nối bị dính vào mô mềm xung quanh, đồng thời cải thiện phạm vi cử động của bàn tay.


Các giai đoạn phục hồi chức năng bàn tay sau mổ đứt gân


Giai đoạn tuần 1 – 3 sau mổ


Trong giai đoạn sau mổ đến 3 tuần, việc phục hồi chức năng chú trọng kiểm soát cơn đau và theo dõi phản ứng vận động của các vết thương. Giai đoạn này mục tiêu quan trọng nhất là ngăn ngừa tái đứt gân tay và thúc đẩy tích cực quá trình liền gân. Một số phương pháp được áp dụng bao gồm:


Sử dụng nẹp tay ngăn ngừa đứt gân phẫu thuật


Ướp lạnh vùng phẫu thuật


Điện trị liệu tay


Cử động thụ động có kiểm soát ở cổ tay và ngón tay


Cử động tích cực ở khuỷu tay và vai, tăng cường sức mạnh và độ dẻo dai các khớp tay


Giai đoạn tuần 4 – 6 sau mổ


Sau ba tuần theo dõi tích cực và tập các bàn tập cơ bản, trong giai đoạn 4 – 6 tuần hoạt động phục hồi chức năng được tăng cường cả về mức độ và cường độ. Mục tiêu cần đạt là tăng phạm vi chuyển động, phát triển sức mạnh các đầu ngón tay, tăng khả năng linh hoạt các khớp ngón tay. Các phương pháp phục hồi chức năng được áp dụng bao gồm:


Tiếp tục sử dụng nẹp cố định gân tay


Quản lý sẹo và hoạt động các mô mềm


Tăng cử động thụ động ở cổ tay và bàn tay bằng máy phục hồi chức năng sau mổ bàn tay


Tích cực tăng phạm vi cử động của các gân bị ảnh hưởng sau phẫu thuật


Giai đoạn tuần 7 – 12 sau mổ


Trong giai đoạn cuối của quá trình phục hồi chức năng, người bệnh mổ gân tay cảm thấy sự thay đổi rõ rệt về cử động và sức mạnh các khớp tay. Mục tiêu cho giai đoạn này là tăng tốc tối đa tập vận động tay và khôi phục tất cả chức năng của tay trước mổ nối gân tay. Các phương pháp được áp dụng bao gồm:


Đa dạng hóa các tư thế vận động cổ tay và ngón tay


Kết hợp hoạt động ở tay với hoạt động toàn thân


Massage mô mềm quanh vùng phẫu thuật


Thực hiện linh hoạt các động tác sinh hoạt thường ngày


Sau 12 tuần điều trị cùng máy phục hồi chức năng sau mổ bàn tay, bệnh nhân sẽ cảm thấy sự thay đổi rõ rệt về sức mạnh và độ linh hoạt của bàn tay. Sau quá trình này các bài tập vẫn được tiếp tục nhưng giảm dần cường độ, thay thế bằng các hoạt động sinh hoạt thực tế.


Máy phục hồi chức năng sau mổ bàn tay tốt nhất


Để quá trình điều trị được diễn ra nhanh chóng và kiểm soát tốt mức độ an toàn, việc tập luyện cùng các máy phục hồi chức năng sau mổ bàn tay là hoạt động cần thiết. Bác sĩ và bệnh nhân có thể tham khảo các thiết bị phục hồi chức năng tay sau đây để sử dụng cho quá trình đó.


Găng tay robot tập phục hồi chức năng SY-HR03E


Găng tay robot tập phục hồi chức năng SY-HR03E được sản xuất bởi hãng Shanghai Siyi Intelligent Technology từ Trung Quốc. Hệ thống găng tay này đã được sử dụng rộng rãi tại thị trường Trung Quốc đồng thời được nhiều bệnh viện, cơ sở tập phục hồi chức năng tại Việt Nam sử dụng.


Máy phục hồi chức năng sau mổ bàn tay SY-HR03E có thể áp dụng trong mọi giai đoạn của quá trình phục hồi 12 tuần bởi ưu điểm có đa chế độ tập luyện dựa trên tình trạng người bệnh.


Tập thụ động: Là chế độ cơ bản nhất, người bệnh tập gập duỗi tay thông thường và quan sát cử động trên màn hình lớn.


Tập hỗ trợ: Khuếch đại chuyển động thụ động của bệnh nhân và hỗ trợ tập luyện bước đầu với các hoạt động chủ động.


Tập chủ động: Áp dụng các trò chơi nhằm tăng tương tác giữa hoạt động não bộ và cử động tay.


Tập có trở kháng: Tạo lực trở kháng khi cử động nhằm tăng sức mạnh tay cho bệnh nhân.


Tập bắt chước: Tay bên liệt tập lại theo các cử động của tay bên lành.


Tập theo nhiệm vụ: Lấy lại khả năng sinh hoạt thường ngày với các hoạt động tương tác với vật thể thật.


Găng tay robot tập phục hồi chức năng C11


Găng tay robot tập phục hồi chức năng C11 là thiết bị phục hồi chức năng sau mổ bàn tay chuyên dụng, sản xuất tại Trung Quốc. Găng tay này chủ yếu sử dụng cho các bệnh nhân bị tổn thương dây thần kinh bàn tay, chấn thương tủy sống hay bỏng tay.


Găng tay robot C11 có 3 chế độ tập luyện chính là: Tập gập duỗi thụ động, Tập bắt chước thông minh và Tập qua các trò chơi. Thiết bị dễ dàng kết nối với điện thoại hoặc trình chiếu lên màn hình lớn để dễ dàng điều khiển và theo dõi.


Robot tập phục hồi chức năng chi trên Reogo


Robot Reogo là dạng máy phục hồi chức năng sau mổ bàn tay thông minh sử dụng công nghệ Robotic, phát triển bởi hãng Motorika từ Israel. Thiết kế đặc biệt của robot này chuyên phục vụ cho bệnh nhân bị đột quỵ hoặc có các tổn thương về hệ thần kinh tay.


Lưu ý với bệnh nhân sau mổ đứt gân bàn tay


Hạn chế vận động mạnh bàn tay sau khi mổ


Sử dụng địu để kê cao bàn tay trong giai đoạn đầu


Sử dụng thuốc giảm đau như ibuprofen, paracetamol hoặc codeine tối đa 2 tuần đầu


Bệnh nhân cần được người nhà hỗ trợ trong các hoạt động thường ngày


Sử dụng các máy phục hồi chức năng sau mổ bàn tay phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ



Người bệnh tập phục hồi chức năng sau mổ bàn tay bao lâu thì khỏi?


Trung bình thời gian hồi phục sau phẫu thuật đứt gân tay khoảng 12 tuần – 3 tháng. Một vài trường hợp nặng có thể mất đến 6 tháng phục hồi. Đặc biệt có những bệnh nhân bị mất cảm giác vĩnh viễn các đầu ngón tay. Việc kết hợp tập luyện với các thiết bị chuyên dụng giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh và an toàn hơn.


Từ 6 đến 8 tuần bệnh nhân có thể cầm các vật nhẹ hoặc viết bút, gõ bàn phím. Sau 8 đến 10 tuần, bệnh nhân có thể tự lái xe và khuân vác một số vật nặng hơn. 10 đến 12 tuần là khoảng thời gian bệnh nhân có thể nâng vật nặng và làm các công việc chân tay. Sau 12 tuần có thể bắt đầu chơi thể thao.


Bệnh nhân cần thận trọng khi thực hiện các động tác như: bóp tuýp kem đánh răng, vặn núm cửa, thay quần áo,… Việc bất chợt cử động mạnh phần gân phẫu thuật có thể khiến gân đó bị đứt trở lại.


Thiết bị y tế Hải Minh cung cấp găng tay phục hồi chức năng chất lượng cao


Người bệnh và các cơ sở y tế chuyên khoa phục hồi chức năng có thể tham khảo các dòng máy máy phục hồi chức năng sau mổ bàn tay chất lượng cao từ Thiết bị y tế Hải Minh. Chúng tôi cam kết giá bán các thiết bị tập phục hồi chức năng bàn tay là tốt nhất thị trường và có những ưu đãi đặc biệt khi khách hàng đặt mua số lượng lớn.


Hải Minh là nhà phân phối độc quyền chính hãng các sản phẩm phục hồi chức năng chi trên tại thị trường Việt Nam, hỗ trợ bảo hành 12 tháng và lắp đặt miễn phí. Sau khi bàn giao, đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẽ trực tiếp hướng dẫn, tư vấn sử dụng toàn diện.


Liên hệ đặt hàng máy phục hồi chức năng bàn tay qua hotline 0988 086 003.


Phục hồi chức năng tay sau phẫu thuật là quá trình làm liền vết thương ở gân và lấy lại sức mạnh, khả năng vận động các khớp bàn tay. Sử dụng máy phục hồi chức năng sau mổ bàn tay tiết kiệm rất nhiều thời gian phục hồi của bệnh nhân, đồng thời đảm bảo quá trình diễn ra an toàn và hiệu quả.


5 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

תגובות


bottom of page